4 điều bạn cần biết khi đeo tai nghe để không giảm sút thính lực

Nhiều người có thói quen nghe nhạc bằng tai nghe bởi âm thanh sống động hơn và họ có thể chìm đắm vào thế giới âm nhạc của riêng mình. Thế nhưng việc đeo tai nghe liên tục như vậy có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe và thính lực của bạn. Vậy nên, để hạn chế tác động xấu của chiếc tai nghe thân thuộc lên sức khỏe mình, bạn hãy chú ý 4 điều sau:

1/ Chọn tai nghe hiệu quả, thiết kế vừa vặn, cách âm

Dù bạn có đang thưởng thức hòa mình vào âm nhạc trọn vẹn tới đâu, nhưng nếu để lọt tạp âm từ bên ngoài vào thì sẽ không bao giờ cảm thấy như ý cả. Đó lại còn là một trong những nguyên nhân gây hại khôn lường cho tai bạn, vì khi có lẫn tạp âm vào giai điệu đang nghe, bạn sẽ có thói quen tăng âm lượng để lấn át hơn tạp âm lọt vào – vô tình càng khiến tai dễ bị tổn thương.

Chọn tai nghe hiệu quả, thiết kế vừa vặn, cách âm

Có 2 cách để ngăn tạp âm từ bên ngoài lọt vào tai khi đang nghe:

– Chọn tai nghe có công nghệ khử âm chủ động: Những loại tai nghe này thuộc hàng cao cấp, có một microphone để thu lại âm thanh của môi trường ngoài cùng lúc đang phát nhạc. Qua quá trình xử lý, nó sẽ phát ra một loại tần số khử song song với nhạc, triệt tiêu tạp âm kia lọt vào.

– Chọn tai nghe thật vừa vặn với tai: Hãy sáng suốt khi thử tai nghe trước khi mua, vì một chiếc tai nghe có khung vừa khít với vành/lỗ tai sẽ hạn chế tối đa tạp âm lọt qua. Đây là cách ngăn tạp âm thụ động, không phải chủ động như trên, nhưng giá thành sẽ không quá lớn và “dễ thở” hơn.

2/ Thời gian nghe nhạc có chừng có mực

Thứ gì cũng có giới hạn của nó. Tai nghe có nhược điểm dễ bị bỏ qua ở chỗ khoảng cách so với lỗ tai quá gần, không giống như loa ngoài. Vì thế, tác động tiêu cực mà nó gây ra khi tiếp xúc với âm thanh liên tục ở thời gian dài là rõ hơn nhiều. Theo các chuyên gia, 60 phút là khoảng thời gian thích hợp nhất để cho tai “giải lao”, nghỉ ngơi để không có tổn thương khả thi nào xuất hiện.

Tác động tiêu cực mà tai nghe gây ra khi tiếp xúc với âm thanh liên tục ở thời gian dài là rõ hơn nhiều

3/ “Giới hạn vàng” 2/3

Cường độ âm thanh được khuyến nghị là an toàn cho tai khi nghe tai nghe là 85dB, nhưng kể cả khi biết rõ con số lý thuyết đó, chúng ta cũng chẳng thể lúc nào cũng có khả năng tự đo đạc chúng rồi mới nghe. Vậy làm sao để biết khi nào chúng ta lỡ “vượt rào” và cần giảm âm lượng xuống?

Rất dễ dàng, hãy đảm bảo mức âm lượng đang nghe không quá 2/3 vạch tối đa – có thể chỉnh dao động thêm chút tùy tai bạn nhạy cảm hay không. Đây là mức được cho là gần với điểm an toàn, có thể chấp nhận được.

Hãy đảm bảo mức âm lượng đang nghe không quá 2/3 vạch tối đa

4/ Nhận thức đúng đắn, đừng hiểu sai về tai nghe

Có một loại tai nghe đang bị nhiều người hiểu lầm về tác hại của nó, thường có xu hướng từ chối và chuyển sang chọn loại hình tai nghe khác. Đó chính là tai nghe in-ear, có thiết kế gồm khung đi kèm với một mút cao su bọc lấy đầu, dùng để cho hẳn vào trong lỗ tai sâu hơn một chút thay vì chỉ ở vành ngoài.

Do vậy, không biết từ đâu, nhiều người đã có chung suy nghĩ rằng như thế là không tốt cho tai, mút cao su sẽ bít kín và gây ra nhiều tác động có hại. Sự thật thì hoàn toàn ngược lại: Thiết kế của tai nghe in-ear không hề đồng nghĩa với ảnh hưởng tiêu cực nào. Các mút cao su sẽ có nhiệm vụ ôm vừa vặn lấy lỗ tai, ngăn tạp âm lọt vào và không gây đau tai như chất liệu nhựa.

Các mút cao su sẽ có nhiệm vụ ôm vừa vặn lấy lỗ tai, ngăn tạp âm lọt vào và không gây đau tai như chất liệu nhựa

Trên đây là một số hiểu biết tuy nhỏ mà lại quan trọng và có ích dành cho đam mê yêu thích nghe nhạc của mỗi người. Thú vui nào cũng cần có chừng có mực và đảm bảo an toàn cho chính bản thân phải không?

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]